Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Bánh trán nước dừa Hoài Nhơn-Bình Định


Có thể nói, Bình Định là quê hương của bánh trán bởi nó đã đi vào lịch sử trong trận đánh lịch sử của vua Quang trung. Khi hành quân đi đánh đuổi giặt ngoại xâm, đội quân Tây Sơn là đem theo bánh tráng để làm lương thực khô trong suốt quá trình hành quân. Có rất địa điểm nổi tiếng về bánh trán nhưng có lẽ chỉ có bánh trán nước dừa là mang nhiều sắc thái Bình Định nhất – rất đạm bạc, thơm ngon và hiếu khách. Bánh có bề mặt khá lớn gần bằng cái mâm thau, trong bánh có mè và dừa rất thơm ngon. Nguyên liệu chính để làm bánh tran nước dừa là củ mì xát nhỏ, lọc kỹ với nước và gia vị. Cơm dừa được mài vụn lấy nước cốt từ chiều hôm trước, bột và gia vị chuẩn bị sẵn.
banh-tran-nuoc-dua

Trong lúc chờ nước trong nồi sôi, người ta trộn đều bột với nước cốt dừa, vừng, gia vị. Khi nước sôi, múc bột đổ vào khuôn vải được căng trên miệng nồi, dùng gáo múc bột tráng đều trên mặt khuôn có chiều rộng bằng cái sàng gạo, đậy vung chừng 2 phút thì vớt bánh ra vỉ, cứ đủ 10 cái là phơi ra nắng. Tráng cho xong chiếc bánh rất đơn giản. Nhưng để cái bánh vừa tròn vừa đều, kích cỡ, độ dày xêm xêm nhau lại đòi hỏi phải có kinh nghiệm. Chỉ múc nhiều hoặc ít bột một tý, chiếc bánh sẽ to nhỏ không đều. Tráng không đều tay, chiếc bánh sẽ không tròn hoặc chỗ dày, chỗ mỏng… Chiếc bánh được vớt ra bằng chiếc que tre, trải tấm bánh vừa tráng xong lên vỉ cũng vậy. Động tác này chỉ được phép làm một lần, nếu đặt sai vị trí, gỡ ra đặt lại thì chiếc bánh sẽ bị rách. Khi phơi, làm sao cho bánh không bị cong cũng là một bí quyết. Những chiếc bánh tráng phơi khô, xếp lại một chồng được ràng (buộc) bằng dây chuối, vậy là được một ràng bánh tráng.


Bánh trán nước dừa Hoài Nhơn-Bình Định Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Unknown

0 nhận xét:

Đăng nhận xét